Ngày nay, sử dụng flaycam đang là xu hướng của các doanh nghiệp và giới trẻ. Người dùng phải tuân thủ các quy định sử dụng thiết bị này để tránh vi phạm pháp luật.
Flaycam không bị cấm nhưng phải xin phép
Flaycam là một chiếc máy bay thu nhỏ có gắn camera để phục vụ cho việc chụp hình, quay phim từ trên cao. Tại Việt Nam, flaycam không bị cấm dùng nhưng trước khi bay phải xin phép và người dùng phải tuyệt đối tuân theo luật.
Quy định nộp hồ sơ
Đơn vị có nhu cầu sử dụng flaycam phải nộp hồ sơ theo điều 9 nghị định 36/2008/NĐ-CP bao gồm:
- Đơn xin cấp phép bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu ban hành.
- Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép flycam thực hiện cất cánh, hạ cánh tại các khu vực được phép, trên mặt đất, mặt nước.
- Các giấy tờ tài liệu khác liên quan đến flycam.
- Các tài liệu kỹ thuật gồm: ảnh chụp, thông số kỹ thuật, bản thuyết minh tính năng, kỹ thuật của flycam.

Muốn bay flaycam phải xin phép
Nơi nộp hồ sơ
Đơn vị tiếp nhận xử lý hồ sơ: Cục tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu
Thời gian xử lý hồ sơ: Chậm nhất là 7 ngày.
Nội dung giấy phép
Nội dung giấy phép cấp quyền bay flycam cho cá nhân, tổ chức:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc cá nhân, tổ chức được cấp phép
- Đặc điểm nhận dạng flycam, bao gồm phụ lục ảnh chụp, thông số kỹ thuật, thuyết minh tính năng kỹ thuật.
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay, chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các giới hạn, quy định, an ninh quốc phòng khác.

Bay flaycam phải tuân theo luật quy định
Khu vực cấm bay flaycam
Các khu vực cấm bay flaycam bao gồm:
- Khu vực có các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng. Theo quy định, khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.
- Khu vực trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành trung ương; trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Theo quy định, khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 200 m ở mọi độ cao.
- Khu vực quốc phòng, an ninh gồm: Khu vực đóng quân; khu vực triển khai lực lượng, trang bị chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, bảo vệ mục tiêu; khu vực kho tàng, nhà máy, căn cứ (trung tâm) hậu cần, kỹ thuật, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ của các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; khu vực các công trình trong danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Theo quy định, khoảng cách từ tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động đến ranh giới khu vực cấm theo chiều ngang không nhỏ hơn 500 m ở mọi độ cao.
- Khu vực cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự (Xem chi tiết theo Quyết định 18/2020/QĐ-TTg).
- Khu vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam, phạm vi giới hạn của đường hàng không được nêu trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam “AIP Việt Nam” do Cục Hàng không Việt Nam công bố.
Khu vực hạn chế bay flaycam
- Vùng trời có độ cao trên 120m so với địa hình (không gồm các khu vực bị cấm bay).
- Khu vực đông dân cư, đông người.
- Khu vực biên giới giáp với Trung Quốc cách đường biên 25.000m ở mọi độ cao. - Khu vực biên giới giáp với Lào, Campuchia cách đường biên 10.000m ở mọi độ cao.
- Khu vực giáp với vùng bị cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có máy bay hàng không dân dụng hoạt động, máy bay quân sự mở rộng ra phía ngoài (rộng 3.000m; dài 5.000m) tính từ ranh giới khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay tại độ cao thấp hơn 120m so với địa hình.
- Trong một số trường hợp, các thiết bị bay không người lái có thể được phép bay trong các khu vực hạn chế nếu đáp ứng các yêu cầu của tổ chức cấp phép bay.
Các trường hợp bị phạt khi sử dụng flaycam sai cách
- Bay khi chưa được cấp giấy phép.
- Bay ngoài phạm vi giới hạn cho phép của thiết bị. Vi phạm quy định về quản lý lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Thả các đồ vật hay các chất nguy hiểm từ trên không xuống mặt đất khi Flycam đang bay.
- Chở theo các chất phóng xạ, chất gây cháy nổ trên thiết bị bay.
- Gắn thêm các thiết bị nhằm mục đích quay chụp trên không khi không được cho phép.
- Thực hiện các hành vi treo cờ, phát loa tuyên truyền không đúng với quy định cấp phép bay.
- Không thực hiện nghiêm các lệnh, hiệu lệnh từ cơ quan giám sát, điều hành bay.
Mức phạt vi phạm luật flaycam
Theo điều 5,6 nghị định 36/2008/NĐ-CP thì một cá nhân có thể bị phạt từ 40 – 60 triệu đồng, đối với tổ chức thì có thể từ 80-100 triệu đồng khi vi phạm các quy định về sử dụng flycam tại Việt Nam.
(Tổng hợp)